Review Cách Cài Lại Hệ Điều Hành Android, Nâng Cấp Android Mới Nhất là ý tưởng trong content hôm nay của chúng tôi. Tham khảo nội dung để biết chi tiết nhé.
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về hệ điều hành Android là gì, hướng dẫn cách cài lại Android khi bị lỗi hoặc nâng cấp lên bản cập nhật mới nhất cho điện thoại, thiết bị di động. Với lợi thế mã nguồn mở, được Google phát triển và cộng đồng người dùng đông đảo, Android nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành hệ điều hành di động được cài đặt và sử dụng nhiều nhất hiện nay. Người dùng có thể tải về máy hàng triệu ứng dụng trên cửa hàng Google Play miễn phí để phục vụ nhu cầu của mình.
Hệ điều hành Android là gì?
Android là hệ điều hành dành cho thiết bị di động sử dụng màn hình cảm ứng dựa trên nền tảng Linux, điển hình là điện thoại thông minh (Smartphone) và máy tính bảng (Tablet). Bạn đầu Google chỉ tài trợ để phát triển, nhưng đến năm 2005 họ đã quyết định mua lại Android và thúc đẩy nó có những phát triển mạnh mẽ sau này. 3 năm sau đó, thức là đến 2008 thì chiếc điện thoại chạy hệ điều hành Android đầu tiên được giới thiệu trên thị trường.
Vì đây là hệ điều hành mã nguồn mở, nên các nhà phát triển thiết bị, mạng di động cùng các lập trình viên có nhiều cơ hội tiếp cận, nghiên cứu, phát triển tự do mà ít chịu ràng buộc chặt chẽ về mặt bản quyền hay các vấn đề liên quan. Tính đến tháng 10/2012, ước tính đã có khoảng 700.000 ứng dụng Android và 25 tỷ lượt download trên cửa hàng ứng dụng Google Play (CH Play). Đến 2017 Android đã chiếm khoảng 87,7% thị trường và vươn lên trở thành nền tảng cho điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới, vượt qua iOS và Symbian OS.
Cài lại Android cho điện thoại
Thông thường hệ điều hành sẽ được nhà phân phối điện thoại hoặc các cửa hàng bán lẻ cài sẵn cho bạn khi mua máy. Tuy nhiên trong một số trường hợp khi sử dụng bị đơ, bị lỗi, xung đột phần cứng, phần mềm, cần update nâng cấp lên phiên bản mới. Người dùng cũng có thể thực hiện cài lại Android trên điện thoại của mình.
Cách 1: Sử dụng chức năng Factory Reset mặc định của điện thoại.
Từ màn hình chính của điện thoại -> chọn biểu tượng Cài Đặt (Settings)
Tìm mục: Sao lưu & đặt lại. Tại đây bạn có các lựa chọn trường hợp phù hợp với mình. Gồm có:
Khôi phục dữ liệu: tức là Restore lại dữ liệu mà bạn đã thực hiện Backup trước đây.
Cài lại dữ liệu của nhà sản xuất: đây là cách sẽ khôi phục lại hệ điều hành về như ban đầu.
Bạn cần hết sức lưu ý và suy nghĩ kỹ hoặc sao lưu những dữ liệu quan trọng sang máy khác, thẻ nhớ ngoài. Vì thao tác này sẽ xóa tất cả dữ liệu khỏi bộ nhớ gồm: tài khoản Google, các ứng dụng đã cài đặt, tệp tin tải xuống, nhạc, ảnh… Chọn Đặt Lại Điện Thoại để xác nhận. (Hình ảnh minh họa được tham khảo tại: thegioididong.com)
Cách 2: Sử dụng phím cứng trên điện thoại.
Đây là những phím tắt được nhà sản xuất cài đặt sẵn để cứu cánh cho bạn trong một số trường hợp đặc biệt như: quên mật khẩu mở khóa điện thoại, màn hình bị đơ, lỗi không thể khởi động.
- Volume Up + Home + Power: nhấn và giữ nút tăng âm lượng + nút home + nút nguồn.
- Volume Down + Power: nhấn và giữ nút giảm âm lượng + nút nguồn.
- Home + Power: nhấn và giữ nút home + nút nguồn.
- Đối với một số dòng máy đặc biệt hoặc không chính hãng có thể bạn sẽ phải lên Google để search với cú pháp: Recovery mode + tên máy -> để biết chính xác phím tắt cần thiết. (Hình ảnh minh họa được tham khảo từ báo thanhnien.vn)
- Khoảng 10-15 giây điện thoại sẽ rung lên và hiển thị Logo thì thả tay ra để vào chế độ Reset mặc định.
- Chọn Wipe data/Factory reset/Recovery Mode (Tùy dòng máy đang sử dụng)
- Chọn Yes – delete all data user. Chờ trong giây lại để xóa toàn bộ dữ liệu.
- Chọn Reboot system now để cài lại hệ thống và khởi động lại thiết bị.
Cách nâng cấp Android mới nhất
- Từ giao diện màn hình chính -> chọn Cài Đặt (Settings).
- Truy cập mục: Giới thiệu về điện thoại.
- Chọn cập nhật phần mềm -> chuyển sang Bản cập nhật hệ thống. Tại đây hệ thống sẽ tự động kiểm tra. Nếu hệ điều hành của bạn đã lỗi thời hoặc có phiên bản mới hãy kết nối wi-fi để tải về bản Update. Có thể dung lượng khá lớn nên bạn cần có đường truyền ổn định, bộ nhớ trống và lượng pin cần thiết -> chọn Tự động cập nhật. Sau khi quá trình download hoàn tất sẽ Reset lại thiết bị và cài đặt bản mới nhất.
Tải các phiên bản Android đã ra mắt
- 21/08/2017: Android 8.0 – 8.1 (Oreo)
- 22/08/2016: Android 7.0 – 7.1.2 (Nougat)
- 05/10/2015: Android 6.0 – 6.0.1 (Marshmallow)
- 12/11/2014: Android 5.0 – 5.1.1 (Lollipop)
- 31/10/2013: Android 4.4 – 4.4.4 (KitKat)
- 09/07/2012: Android 4.1 – 4.3.1 (Jelly Bean)
- 18/10/2011: Android 4.0 – 4.0.4 (Ice Cream Sandwich)
- 22/02/2011: Android 3.0 – 3.2.6 (Honeycomb)
- 06/12/2010: Android 2.3 – 2.3.7 (Gingerbread)
- 20/05/2010: Android 2.2 – 2.2.3 (Froyo)
- 26/09/2009: Android 2.0 – 2.1 (Eclair)
- 15/09/2009: Android 1.6 (Donut)
- 27/04/2009: Android 1.5 (Cupcake)
Điện thoại hệ điều hành Android
Những dòng sản phẩm điện thoại chạy hệ điều hành Android trên thị trường hiện nay bao gồm: điện thoại Acer, Fire Phone của Amazon, ZenFone của Asus, BlackBerry, Casio, Google Nexus, HTC, T-Mobile Huawei, Lenovo, LG, Motorola, Nokia, Sony, Vertu, Xiaomi, ZTE… và một số dòng sản phẩm Phablet, máy tính bảng khác.
[kkstarratings]Xem thêm: